Năm 2020 là năm cuối cùng học sinh lớp 6 sử dụng SGK theo chương trình phổ thông hiện hành. Các nhà in vì thế cũng giảm số lượng phát hành sách so với những năm học trước.
Số lượng sách giảm, nhiều phụ huynh rơi vào tình thế căng thẳng khi phải “săn lùng”, “góp nhặt” mới có thể mua trọn bộ sách cho con.
“Chưa có năm nào muốn mua đủ bộ SGK lại phải đi gần chục nhà sách lớn nhỏ như thế”, một phụ huynh thốt lên.
Tình trạng khó mua SGK đã tạo cơ hội cho một số “cò” sách “thổi” giá sản phẩm. Mặc dù mức giá niêm yết của NXB đối với một bộ sách lớp 6 là 179.800 đồng, nhưng có nơi, “cò” có thể hét giá tới 900.000 đồng. Riêng sách Tiếng Anh – cá biệt có người bán đẩy lên mức giá 300.000 đồng.
Giá sách bị đội cao gấp 5 lần khiến nhiều phụ huynh choáng váng. Mặc dù biết rõ những cuốn sách đang được bán ra với giá “cắt cổ”, nhưng cực chẳng đã, một số phụ huynh phải cắn răng mua đủ sách cho con khi năm học mới vừa bắt đầu.
Trước tình trạng này, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho biết đang gấp rút điều chuyển sách giữa các địa phương và khu vực, in bổ sung gấp để đáp ứng nhu cầu.
Bìa sách Toán có hình nghệ sĩ cải lương
Cũng trong những ngày qua, nhiều người cảm thấy khó hiểu khi nhìn thấy bìa của một cuốn sách Toán lại có in hình… nghệ sĩ cải lương. Cuốn “Toán và các bài toán thực tế lớp 6”được giới thiệu nhằm hỗ trợ học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống.
Nhưng điều khiến nhiều người băn khoăn là bìa sách – hiện đang được in hình ảnh của NSND Bạch Tuyết trong vai Thái hậu Dương Vân Nga – dường như không ăn nhập gì đến các vấn đề toán học.
“Sách toán mà trang bìa không thấy hình cũng chẳng thấy số. Ngoại trừ chữ “Toán” ra thì mọi chi tiết đều khiến người nhìn nghĩ ngay là sách lịch sử”, một số người băn khoăn.
Giải thích về vấn đề này, ông Lê Thanh Hà, Giám đốc NXB Đại học Sư phạm TP.HCM thông tin, đây là sách sử dụng chất liệu có tính thực tế. Hình ảnh này giúp bìa sách thêm sinh động, thay cho những hình ảnh truyền thống trước đây là các công thức toán học.
Hình nghệ sĩ Bạch Tuyết trong vai Thái hậu Dương Vân Nga xuất hiện trong bìa liên quan đến câu số 5 tại đề số 2. Đề bài có trích dẫn tiểu sử nhân vật Thái hậu Dương Vân Nga và dẫn dắt như sau: “Theo các nhà tâm lý học hành vi, động tác dang 2 tay hướng về phía trên và góc hợp bởi cánh tay và cẳng tay là góc tù sẽ thể hiện được lòng quyết tâm của con người trước một biến cố.
Hãy sử dụng thước đo góc để đo 2 góc được tô màu vàng trên và xác định nghệ sĩ Bạch Tuyết trong vở Thái hậu Dương Vân Nga có thể hiện được sự kiên cường, lòng quyết tâm cao độ trước hiểm họa xâm lăng đất nước của nhà Tống hay không?”.
“Như vậy, đây là sách sử dụng chất liệu có tính thực tế và có yếu tố toán học. Học sinh phải dùng kiến thức toán để tìm ra đáp án cho một vấn đề cụ thể”, ông Hà giải thích.
“Cơ, rô, bích, tép” vào vở bài tập Toán lớp 1
Trong khi đó, tại trang thứ 12 của cuốn "Vở bài tập Toán lớp 1", bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” (NXB Giáo dục Việt Nam) lại khiến phụ huynh xôn xao khi lấy những lá bài “cơ, rô, bích, tép” làm hình minh họa.
Nhiều phụ huynh cho rằng, có rất nhiều hình ảnh, đồ vật ý nghĩa xung quanh ta có thể sử dụng làm ảnh minh họa.
“Việc đưa “cơ, rô, bích, tép” khiến trẻ liên tưởng đến hình ảnh những bộ bài, liệu có ảnh hưởng đến học sinh?”.
Tuy nhiên, một số phụ huynh khác lại cho rằng, đây là suy nghĩ rắc rối và phức tạp hóa mọi chuyện.
“Với những hình này, trẻ đơn thuần liên tưởng đến hình trái tim, hình thoi và những chiếc cây có 3 vòm lá. Phụ huynh không nên gắn suy nghĩ của mình vào con trẻ”.
SGK Ngữ văn ghi sai tên tác giả bài thơ suốt 16 năm
Còn trong cuốn SGK Ngữ văn 8 tập 1, ở trang 165 có sử dụng khổ thơ được trích từ bài thơ “Tết quê bà”của nhà thơ Đoàn Văn Cừ: “Bà tôi ở một túp lều tre/ Có một hàng cau chạy trước hè/ Một mảnh vườn bên rào giậu nứa/ Xuân về hoa cải nở vàng hoe”.
Tuy nhiên, dưới khổ thơ này lại được chú thích tên tác giả Anh Thơ.
Thực tế, bài thơ này chính thức được đưa vào SGK Ngữ văn 8 vào năm 2004, đúng vào năm nhà thơ Đoàn Văn Cừ qua đời. Và kể từ lần xuất bản đầu tiên đến nay, trải qua 16 năm với hơn 10 lần tái bản, sự nhầm lẫn này vẫn chưa được khắc phục.
Tại bản in được sử dụng cho năm học 2020-2021 là lần tái bản gần nhất vẫn ghi “Tết quê bà”là của tác giả Anh Thơ.
Trường Giang(Tổng hợp)
Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.
" alt=""/>Sách Toán in hình nghệ sĩ cải lương, sách Văn 16 năm ghi sai tên tác giảĐể về được xã miền núi Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) trao 17 suất quà trị giá 47 triệu đồng đến các hộ dân bị sập nhà, có người thân chết và mất tích trong vụ sạt lở tại thôn 1, PV đã vượt gần 100km đường rừng heo hút.
Vụ sạt lở tại xã Trà Leng đầu tháng 11 đã vùi lấp 15 ngôi nhà tại thôn 1, khiến 55 người gặp nạn. Sau vụ sạt lở, 33 người may mắn sống sót, 9 người chết và 13 người khác đang mất tích.
![]() |
Đại diện báo VietNamNet trao 61 triệu đồng đến các hộ dân bị sập nhà, có người thân chết và mất tích trong 2 vụ sạt lở ở Trà Leng, Trà Vân |
Nhận phần quà từ báo VietNamNet, các gia đình có người thân gặp nạn trong vụ sạt lở đã gửi lời cảm ơn đến bạn đọc, nhà hảo tâm....
Em Hồ Văn Đệ (học lớp 9, ba mẹ chết trong vụ sạt lở) cho biết, sau vụ sạt lở, 4 anh chị em Đệ đã về nhà người cô để ở nhờ, cuộc sống hiện nay đang ổn định.
“Em xin cảm ơn bạn đọc báo VietNamNet đã hỗ trợ. Với số tiền này, em sẽ mua lại sách vở và áo quần để lo cho việc học tốt hơn”, em Đệ nói.
![]() |
Tại xã Trà Leng, báo VietNamNet trao 17 phần quà tiền mặt trị giá 47 triệu đồng |
Ông Phan Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Trà Leng cho biết, hiện vụ sạt lở tại thôn 1 vẫn còn 13 người dân đang mất tích, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm.
“Đối với các hộ bị sập nhà trong vụ sạt lở, chính quyền xã đã sử dụng điểm trường Ông Lục để làm nơi sinh sống cho bà con. Xã cũng chú trọng, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặt, chỗ ngủ.
Về lâu dài, tỉnh và huyện đã thống nhất chọn một khu đất mới để làm khu tái định cư cho người dân. Chúng tôi đang tập trung giải phóng mặt bằng, dự kiến cuối tháng 12 sẽ dựng nhà cho bà con. Thay mặt bà con và xã Trà Leng, tôi xin cảm ơn những phần quà của báo VietNamNet đã gửi tặng”, ông Cường cho hay.
![]() |
Hiện trường vụ sạt lở tại thôn 1 (Trà Leng) sau hơn 1 tháng |
![]() |
![]() |
Các hộ dân bị sập nhà tại Trà Leng sống tạm tại điểm trường ông Lục |
Tiếp đến, đại diện báo VietNamNet đã vượt hơn 45km đường rừng để đến UBND xã Trà Vân. Tại đây, báo đã trao 5 phần quà tiền mặt trị giá 14 triệu đồng cho các hộ bị sập nhà có người thân chết trong vụ sạt lở tại thôn 1 (xã Trà Vân).
Vụ sạt lở tại thôn 1 (xã Trà Vân) đã vùi lấp 3 căn nhà, khiến 8 người chết, khoảng 20 người đã may mắn thoát chết.
![]() |
Hiện trường vụ sạt lở Trà Vân lùi lấp 3 căn nhà khiến 8 người chết |
![]() |
Báo VietNamNet trao số tiền hỗ trợ cho các hộ dân bị sập nhà có người thân chết trong vụ sạt lở tại Trà Vân |
Em Đinh Thị Kim Hằng (ba mẹ và 2 người thân chết trong vụ sạt lở) đã gửi lời cảm ơn đến báo VietNamNet.
“Sau vụ sạt lở, chính quyền xã đã dựng nhà tạm cho mấy chị em cháu. Hiện cuộc sống của mấy chị em cũng dần ổn định”, em Hằng bộc bạch.
Lê Bằng
Quyết định yêu cầu UBND huyện Phước Sơn phối hợp với các đơn vị khoanh vùng các đoạn tuyến đang bị sạt lở, di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
" alt=""/>Trao hơn 60 triệu đồng đến các nạn nhân vụ sạt lở ở Quảng Nam